An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm là việc thực hiện các biện pháp tổng hợp đảm bảo sự phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh trong chăn nuôi. Bao gồm rất nhiều biện pháp như: sử dụng kháng sinh chống bệnh, chống lây nhiễm, chọn lựa mô hình chăn nuôi an toàn Vậy làm sao để đáp ứng được điều này? Và tìm hiểu rõ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là gì? Hãy cùng tham khảo các biện pháp sau đây!

1. Kiểm soát vào ra và giữ khoảng cách
Tình trạng nhiễm bệnh và lây lan bệnh dịch trong chăn nuôi diễn ra rất nhanh chóng. Đối với các trang trại quy mô lớn thì tốc độ bùng phát càng nhanh chóng. Do đó, an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm cần thiết nhất là giữa khoảng cách và kiểm soát đầu ra chặt chẽ.

Như vậy, người chăn nuôi cần tạo ra khoảng cách để tránh xa các nguồn lây nhiễm. Đây là cách để ngăn chặn nguồn lây nhiễm, loại bỏ tình trạng tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, gia cầm mang trùng, … Thực hiện tốt điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo tính hiệu quả trong chăn nuôi.
Để giữ khoảng cách trong chăn nuôi, cần thực hiện những điều sau:
- Xây dựng các khu chăn nuôi cách xa nhau và xa những nơi công cộng, đông dân cư.
- Làm hàng rào cho khu dân cư, có cửa cổng cẩn thận để hạn chế sự giao lưu với không gian bên ngoài.
- Khu chăn nuôi cần được bố trí khoa học và có hồ sát trùng ở cổng ra vào.
- Với những loài vật mới mua về thì cần cách ly với những vật nuôi cũ. Những vật nuôi ốm, bệnh thì nên cách ly.
- Có nơi xử lý chất thải riêng.
- Kiểm soát chặt chẽ ra vào của động vật, con người …
2. Đảm bảo vệ sinh
Biện pháp giữ an toàn sinh học trong chăn nuôi rất quan trọng nghĩa là đảm bảo vệ sinh. Người chăn nuôi cần thực hiện:

- Thường xuyên quét dọn khu vực chăn nuôi hàng ngày.
- Làm sạch các dụng cụ cọ rửa hay các đồ bảo hộ lao động như ủng, dụng cụ chăn nuôi …
- Dùng vòi xịt cao áp để làm sạch những dụng cụ có liên quan.
- Sử dụng chất tẩy rửa, hóa chất khử khuẩn để diệt trùng …
Để đảm bảo vệ sinh cá nhân cần chú ý:
- Rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
- Cần có đồ bảo hộ chuyên biệt để sử dụng riêng khi tiếp xúc với vật nuôi.
Đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn định kỳ cho khu vực chăn nuôi
3. Chủ động tiêu diệt mầm bệnh, virus. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Mầm bệnh xuất hiện trong đàn vật nuôi sẽ lây lan nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Do đó, phòng hơn chữa là tiêu chỉ quan trọng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Do đó, cần chủ động tiêu diệt mầm bệnh. Chú ý tuân thủ các điều kiện:
- Sử dụng đúng nồng độ và hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Mầm bệnh ẩn chứa trong nhiều thiết bị, dụng cụ nhỏ cho nên khi tiêu diệt mầm bệnh cần phải được làm sạch triệt để để loại bỏ những vết bẩn.
- Khử khuẩn định kỳ toàn bộ khu vực chăn nuôi.
Các bệnh thông thường gia cầm có thể mắc phải như:
- Bệnh cầu trùng gà
- Bệnh dịch tả vịt
- Bệnh đầu đen
- Bệnh đậu gà
- Bệnh gà rù
- Bệnh Gumboro
- Bệnh gút trên gia cầm
- Bệnh lỵ trên gia cầm
- Bệnh Marek
- Bệnh cầu trùng gà
- Bệnh dịch tả vịt
- Bệnh đầu đen
- Bệnh đậu gà
- Bệnh gà rù
- Bệnh Gumboro
- Bệnh gút trên gia cầm
- Bệnh lỵ trên gia cầm
- Bệnh Marek
- Bệnh nấm phổi gia cầm
- Bệnh nhiễm khuẩn salmonella
- Bệnh phó thương hàn trên vịt
- Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà
- CRD
- Cúm gia cầm
- Giun đũa nhỏ
- Virus bệnh bạch cầu sarcoma ở gia cầm
4. Một số yêu cầu về an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là việc làm đang rất được quan tâm. Nó đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh. Đây là yêu cầu then chốt để giúp vật nuôi khỏe mạnh. Sau đây là một số yêu cầu cụ thể về vấn đề này.
4.1 Yêu cầu về giống
Giống gia cầm cần phải được kiểm soát kỹ lưỡng. Do đó, các cơ sở cung cấp giống cần được kiểm soát theo quy trình và có giám sát chặt chẽ để đảm bảo không xuất hiện mầm bệnh và truyền mầm bệnh ra ngoài.
- Cần điều tra huyết thanh lọc lấy ngẫu nhiên theo từng dãy chuồng để xác định tỷ lệ mắc bệnh. Con số tỷ lệ là 10%.
- Nếu kết quả âm tính, khoảng thời gian giữa các lần xét nghiệm sẽ được thực hiện sau khoảng 2 tháng – 6 tháng – 6 tháng.
- Nếu trong giống có mầm bệnh cúm gia cầm thì ngay lập tức báo cáo để được xử lý kịp thời.
- Nếu kết quả xét nghiệm cho ra các bệnh nguy hiểm như Niu-cát-xơn, Gumboro, CRD, Marek, … thì phải áp dụng các biện pháp củng cố đáp ứng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho đàn gia cầm.
- Các con giống phải khỏe mạnh, đảm bảo không có mầm bệnh trước khi phân phối.
- Nếu mua giống tại các cơ sở chăn nuôi thì phải chọn mua giống tại những vùng an toàn, không có dịch bệnh.
4.2 Yêu cầu về thức ăn nước uống
Vấn đề thức ăn và nước uống cho vật nuôi cần lưu ý như sau:
- Cho vật nuôi ăn thức ăn tinh hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của loại giống, lứa tuổi. Đây là tiêu chuẩn để vật nuôi khỏe mạnh và gia tăng đề kháng.
- Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn mốc, ôi thiu hay thức ăn ở vùng dịch bệnh.
- Không nên sử dụng những loại thức ăn quá hạn cho vật nuôi.
- Không cho vật nuôi ăn uống trong những dụng cụ mất vệ sinh, bẩn thỉu.
- Không để vật nuôi uống nước lạnh dưới 80C hoặc nóng trên 300C
Cho vật nuôi ăn thức ăn theo tiêu chuẩn, rõ nguồn gốc
4.2 Thực hiện 5 không
Nguyên tắc 5 không mà mọi chủ trang trại chăn nuôi cần nắm rõ. Đó là:
- Không chăn thả rông gia cầm vì sự di chuyển không kiểm soát của chúng sẽ là nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh và lây lan dịch bệnh.
- Không mua, bán gia cầm bị bệnh vì nó sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho toàn bộ trang trại và những vật nuôi hiện có.
- Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc bởi vì những vi khuẩn hoặc virus lây bệnh sẽ phát tán nhanh chóng.
- Không giấu dịch bởi vì nó sẽ khiến cho tình hình càng phức tạp hơn. Khi giấu dịch cơ quan chức năng sẽ không nắm được tình hình nên sẽ không thể có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Tình trạng lây lan dịch bệnh khó kiểm soát.
- Không vứt xác gia cầm bừa bãi ra các vùng công cộng như bãi đất hoang, sông suối, ao, hồ vì đây là cách phát tán dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ lan truyền từ vùng này sang vùng khác.
Các biện pháp an toàn trong chăn nuôi gia cầm cần phải thực hiện nghiêm túc và kỹ càng. Dù bạn đang kinh doanh lĩnh vực này ở quy mô lớn hay nhỏ lẻ thì đều phải hết sức chú ý để luôn chủ động kiểm soát và phòng tránh dịch bệnh. Liên hệ ngay Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina để được tư vấn các giải pháp chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi khoa học nhất!
Xem thêm: Bán khay đựng trứng, bán vỉ trứng giấy
Xem thêm: Nuôi gà đẻ trứng – Kiến thức mới bạn nên biết 2021