Lợn là vật nuôi rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Do đó, tìm hiểu các giống lợn và đặc điểm ngoại hình để lựa chọn loại lợn cho trang trại góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thành phẩm. Sau đây là các giống heo tốt nhất hiện nay phổ biến tại Việt Nam và nước ngoài được đánh giá cao trong ngành chăn nuôi

Các giống lợn trong nước
Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học, trong số đó có rất nhiều giống lợn khác nhau. Theo thống kê sơ bộ, đất nước ta có hàng chục giống lợn quý hiếm, phân bổ trên khắp vùng, miền. Sau đây là một số giống lợn nội địa tốt nhất:
Lợn Móng Cái
Giống như tên gọi của nó, lợn Móng Cái có nguồn gốc từ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhờ những đặc tính nổi bật, giống lợn này được nuôi trên nhiều địa phương khác nhau từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ … Theo thống kê thì đây là một trong các giống lợn được nuôi phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

Đặc điểm lợn Móng Cái như sau:
- Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỏ.
- Đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi
- Mõm lợn có màu trắng đặc trưng
- Toàn bộ lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa
- Thân màu trắng.
- Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản khá cao, từ 10 -16 con/lứa
- Một con lợn sơ sinh nặng khoảng 0.5-0.7 kg/con
- Lợn thành phẩm có tỷ lệ nạc 32 – 35%.
Với những đặc điểm nổi bật như trên thì lợn móng cái là giống lợn nuôi lấy thịt hoặc làm nái nền để lai với các giống đực ngoại nhằm tạo ra những giống lợn mới cho năng suất cao hơn.
Lợn Ỉ
Đây là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam. Vì nó có nhược điểm là không có hiệu quả kinh tế cho nên nhiều nơi đã không còn nuôi giống lợn này. Để bảo tồn giống, Bộ NN-PTNT và Tập đoàn Dabaco Việt Nam tiến hành nuôi lưu giữ giống gốc.

Lợn Ỉ có đặc điểm như sau:
- Tỷ lệ thịt thấp hơn tỷ lệ mỡ. Cụ thể là tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%
- Năng suất kém, nếu nuôi cả năng cũng chỉ đạt 40 – 50kg.
Vì những đặc điểm này cho nên giống lợn Ỉ không được nuôi trong các trang trại kinh doanh. Việc nuôi bảo tồn giống lợn này được Bộ NNNT thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật dành riêng.
Lợn Bản
Lợn Bản có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi như Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình… Vì sinh sống trên các vùng núi cao, trong vùng dân tộc ít người cho nên nó được gọi là lợn Bản.

Đặc điểm lợn Bản như sau:
- Lông và da đen tuyền, một số con có chấm trắng ở trán, 4 chân và chóp đuôi
- Phần hông có bờm.
- Mõm lợn rất nhọn và nhỏ
- Phần mặt và đầu nhỏ dài, tai nhỏ
- Bụng thon gọn, 4 chân nhỏ và cao, móng đứng.
- Khả năng sinh sản khoảng 6 – 6,5 con cho mỗi lứa.
- Lợn sơ sinh nặng khoảng 2,5 – 3,0 kg.
- Khả năng sinh trưởng rất chậm. Cụ thể là khi 2 tháng tuổi: 4,4kg/con; 8 tháng tuổi nặng khoảng 28 – 32kg/con.
Đây là dòng lợn chỉ phân bố ở miền núi nên nó được nuôi theo hướng đặc sản.
Lợn cỏ A Lưới
Giống lợn này có nguồn gốc ở miền Trung. Chủ yếu tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam. Trong đó nó tập trung nhiều nhất tại các huyện miền núi của Thừa Thiên Huế như A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm lợn cỏ A Lưới như sau:
- Lông đen hoặc lang trắng dài.
- Lợn có mõm dài, xương nhỏ.
- 4 chân yếu và đi bàn
- Phận bụng xệ, da mỏng, lông thưa.
- Mỗi năm lợn đẻ 1,2 lứa. Mỗi lứa 5 – 6 con.
- Lợn sơ sinh nặng: 0,4kg. Lợn nuôi 1 năm đạt 50kg. Lợn trưởng thành khoảng 70kg.
- Lợn thành phẩm cho tỷ lệ nạc cao: Tỷ lệ thịt nạc 40%, tỷ lệ mỡ 28%.
- Khả năng chống chịu tốt với bệnh tật, môi trường khắc nghiệt và điều kiện dinh dưỡng kém.
Vì lợn có tỷ lệ nạc cao, thơm ngon cho nên nó được nuôi để lấy thịt và là đặc sản ưa chuộng trên thị trường.
Lợn cỏ Bình Thuận
Giống lợn này phân bố nhiều tại Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Chúng có một số đặc điểm như sau:
- Lông lợn có màu đen tuyền.
- Thân hình săn chắc, hơi dài.
- Phần trán dô, mặt dài, mõm thẳng.
- Mỗi lứa đẻ khoảng 6,7 con.
- Sau khoảng 70 ngày mỗi con lợn cỏ Bình Thuận nặng khoảng 6kg.

Cũng giống như lợn cỏ A Lưới, giống lợn này cũng được nuôi để khai thác làm đặc sản.
Lợn Chư Prông
Đây là giống lợn nội địa có nguồn gốc tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Với những ưu điểm về độ thơm ngọt của thịt nên nhiều trang trạng cũng nuôi giống lợn này để khai thác lấy thịt làm đặc sản.

Đặc điểm lợn Chư PRông
- Lông toàn thân có màu trắng với các đốm da đen, đốm lông đen không định hình ở vùng mắt, trán hoặc toàn thân.
- Đầu hơi nhỏ, tai thẳng đứng, mặt hơi nhăn
- Lợn có lưng thẳng, bụng khá thon
- Chân lợn Chư PRông to, khỏe và vững chắc.
- Mỗi lứa lợn đạt 6 – 7 con.
- Lợn sơ sinh nặng 0,43kg/con. Lợn sau cai sữa 56 ngày đạt 4kg/con, sau 8 tháng tuổi 35kg/con.
Lợn Hạ Lang
Đây là giống lợn phân bổ ở 2 huyện là Hạ Lang và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng. Đặc điểm lợn Hạ Lang:

- Bụng trắng và có dải yên ngựa vắt qua vai
- Lợn có vóc dáng lớn
- Mõm ngắn tròn, mặt nhăn và to
- Lợn có 4 chân to và ngắn
- Lưng võng bụng không chạm đất.
- Khả năng sinh sản tốt: * – 10 con 1 lứa
- Lợn con 42 ngày tuổi nặng tầm 4,0 – 4,5 kg/con. Sau 8 tháng tuổi 42 – 46 kg.
Giống lợn này thường được nuôi làm nái nền.
Lợn Hung
Giống lợn này phân bố tại các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây cũng là một trong các giống lợn nội địa được nhiều người biết đến.

Đặc điểm lợn Hung như sau:
- Lông màu hung đỏ, ánh bạc, dài và cứng.
- Thân hình thanh thoát và săn chắc, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng
- Lợn có đặc điểm lưng thẳng, một số lưng hơi võng.
- Chân nhỏ, đi móng, chắc chắn
- 2 mắt màu nâu đỏ hoặc hạt dẻ, tinh nhanh
- Lợn Hung mặt nhỏ, mõm dài và nhọn
- Phần đuôi dài và nhỏ, bụng gọn, không xệ. dáng đi nhanh nhẹn, vững chắc.
- Số lượng 1 lứa đẻ là 6 – 7 con.
- Khối lượng lợn Hung khi cai sữa khoảng 6kg 1 con. Khi 8 tháng đạt khoảng 40kg. Lợn trưởng thành đạt 50kg.
Giống lợn này thích hợp nuôi tại những vùng chăn nuôi chưa phát triển và chủ yếu nuôi để khai thác đặc sản.
Lợn Hương
Lợn Hương có nguồn gốc từ lâu đời. Nó được nuôi tại một số huyện vùng cao giáp ranh biên giới Việt -Trung của tỉnh Cao Bằng. Điển hình là: Hòa An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang.

Giống lợn này có đặc điểm như sau:
- Toàn thân da trắng, ngoại trừ đen ở phần đầu và mông, giữa lông đen và trắng có vệt mờ đen gần giống như lợn Móng Cái
- Lông lợn màu trắng.
- Đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng.
- Bụng thon, gọn, không xệ và võng
- Chân to, cao và chắc khỏe.
- Mặt thẳng, mõm dài, không nhăn.
- Lợn có 8 – 12 vú, nhưng thông dụng nhất là 10 vú
- Lợn bắt đầu sinh sản sau 13 tháng. Mỗi lứa đẻ 6 – 8 con.
- Lợn sơ sinh nặng 0,4 kg/con. Khối lượng 8 tháng tuổi 45 kg.
Đây là giống lợn được nuôi làm nền lai với đực giống ngoại để phục vụ chăn nuôi trong nước.
Lợn Khùa
Lợn Khùa là giống lợn bản địa có nguồn gốc ở miền núi Quảng Bình. Nó phân bố dọc dãy Trường Sơn. Hiện nay nó vẫn được dân bản địa nuôi nhiều.

Đặc điểm của lợn Khùa như sau:
- Lợn có lông đen toàn thân, có lông trắng ở 4 chân hoặc loang trắng trên thân.
- Mõm lợn khùa rất dài và khỏe
- Lợn có đặc điểm lưng khá thẳng
- Lợn trưởng thành nặng 35 – 40kg.
- Mỗi lứa đẻ 5 – 7 con.
Giống lợn này được nuôi theo hướng lợn thịt đặc sản.
Lợn Kiềng Sắt
Giống lợn này có nguồn gốc tại huyện Ba Tơ, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng có đặc điểm như sau:

- Lợn có lông, da đen tuyền toàn thân
- Mặt thẳng, mõm khá dài.
- 4 chân thẳng, thân ngắn và thon. Lợn nái thân võng hơn.
- 2 tai nhỏ vừa và đứng.
- Lợn sinh sản sau khoảng 4 – 5 tháng nuôi dưỡng. Mỗi lứa đạt 6 – 9 con.
- Lợn sơ sinh nặng từ 2,5 – 3,5 kg. Sau cai sữa: 20 – 32k. Tăng trưởng chậm. Lợn trưởng thành chỉ khoảng 30 – 40kg.
Giống lợn này không năng suất nên thường được nuôi theo hướng lợn thịt đặc sản.
Lợn Mán
Giống lợn này được nuôi tại vùng miền núi của các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đây là giống lợn đặc sản được thị trường ưa chuộng. Nó có những đặc điểm sau:
- Giống lợn này có tầm vóc nhỏ, nhiều nơi gọi vui là lợn cắp nách.
- Lợn Mán mặt nhỏ, mõm dài, thân hình nhỏ gọn.
- 2 tai nhỏ, dựng đứng
- Lưng thẳng hoặc hơi võng.
- Lông dài và cứng có 2 màu đen và đen tuyền. Một vài điểm đốm trắng.
- Bốn bàn chân và kẽ móng chân, trắng ở 4 bàn chân và bụng.
- Lợn đẻ 1,3 lứa/nái/năm
- Lợn rất nhỏ, lợn sơ sinh chỉ nặng 300g/con. Lợn 10 tháng tuổi 35 kg.

Lợn được nuôi đặc sản và chủ yếu nuôi ở những vùng chăn nuôi kém.
Lợn Mẹo
Lợn Mẹo hay còn có tên gọi khác là lợn Mèo. Đây là giống lợn của Người Mông, cho nên những vùng có dân tộc Mông sinh sống sẽ nuôi loại lợn này. Giống lợn đã được thuần chủng từ rất lâu đời và nó phù hợp phát triển ở những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Lợn Mẹo có những đặc điểm nổi bật như:
- Tầm vóc khá lớn, dài mình, phát triển cân đối.
- Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng.
- Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và có khoáy ở trán
- Lợn có mõm hơi dài, tai vừa phải và hơi chúc về phía trước.
- Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên.
- Phần hông rộng và phẳng, mông rộng và cao hơn vai.
- Bụng lợn to, dài nhưng không sệ.
- Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trước.
- Lợn đẻ 4 – 6 con/lứa. Cân nặng lợn sơ sinh 0,47kg. Sau cai sữa đạt 4,83 kg.
Giống lợn này được nuôi lấy thịt và đặc sản.
Lợn Mường Khương
Lợn này được phân bố chủ yếu tại Mường Khương, Lào Cai và vùng trung du Bắc Bộ. Một số đặc điểm của lợn Mường Khương như sau:
- Lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân. Phân bố lông thưa và mềm.
- Lợn có mõm dài thẳng hoặc hơi cong
- Phần trán hơi nhăn
- 2 tai to hơi cúp rũ về phía trước.
- Lợn sinh sản sau 5 – 7 tháng tuổi. Mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 6 con. Sau 1 năm lợn nặng 90kg.

Lợn được nuôi lấy thịt ở những vùng chăn nuôi kém. Với đặc trưng thịt thơm ngon nên nó được dùng làm đặc sản.
Lợn Mường Tè
Giống lợn này có nguồn gốc và được chăn nuôi chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Lợn có những đặc điểm như sau:
- Màu lông toàn thân đen tuyền
- Đầu khá to.
- Mõm lợn dài và cong.
- Mặt nhăn, tai đưa ngang về phía trước.
- Phần lưng võng, bụng xệ
- Lợn đẻ mỗi lứa 6 – 7 con. Lợn sơ sinh nặng khoảng 0,4kg. Sau 8 tháng nặng 46kg.

Giống lợn này được nuôi khai thác đặc sản.
Lợn Lang Hồng
Giống lợn này có nguồn gốc tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngày nay nó được phân bố và nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và thung lũng hạ lưu sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Lợn này có những đặc điểm nổi bật:
- Màu lông và ngoại hình gần giống lợn Móng Cái.
- Phần đầu đen, to vừa phải. Ở giữa trán có điểm trắng hình tam giác
- Ở giữa tai và cổ có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân
- Phần lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi
- Mõm lợn bé và hơi dài. cổ ngắn, lưng dài.
- Lông ngắn, thưa, da lợn hồng.
- Bụng to và võng nên thường xệ xuống đất.
- Lợn có khả năng sinh sản tốt. Mỗi lứa đạt 10 – 12 con. Lợn sơ sinh nặng 0,45 – 0,6 kg. Sau 10 tháng tuổi đạt 55 – 65 kg.
Vì đây là giống lợn khá năng suất nên được người chăn nuôi sử dụng làm nái nền.
Lợn đen Lũng Pù
Đây là giống lợn nội địa được thuần chủng và nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sau đây là một số đặc điểm nổi bật:
Lợn Lũng Pù
- Lợn có tầm vóc to lớn.
- Lông và da đen, riêng ở trán có 6 điểm trắng tạo thành xoáy ngược trên đỉnh đầu.
- Lông dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp
- Phần mõm dài trung bình.
- Lưng thẳng, không võng và bụng không xệ
- Lợn đẻ 8 – 10 con/lứa Lợn sơ sinh nặng 0,45 – 0,6 kg. Sau 1 năm đạt 90 – 100kg và trưởng thành khoảng 130 – 140kg.
Lợn Ô Lâm
Giống lợn này có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chúng có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Da và lông màu trắng hoặc có đốm đen. Lông rất dày và cứng.
- Phần đầu to vừa phải, mắt nhỏ, mõm dài, mặt phẳng hoặc hơi cong
- 2 tai to vừa, đứng hay đưa sang ngang
- Cổ ngắn, vai phẳng, lưng thẳng và ngắn, phẳng hoặc hơi xệ.
- Lợn sinh sản rất tốt, mỗi lứa đẻ từ 7 đến 11 con. Khi trưởng thành đạt 50 – 60kg.
Lợn Vân Pa
Đây là giống lợn được thuần phục và nuôi bởi đồng bào dân tộc Pa Kô tại huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sau đây là một số đặc điểm của giống lợn này:
- Màu lông da đen bạc, phớt vàng hung.
- Lưng thẳng, thân hình nhỏ gọn
- Phần đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ.
- Lợn trưởng thành nặng 35-40kg.
- Lợn sinh sản kém, mỗi lứa chỉ đạt 6 – 8 con. Lợn sơ sinh nặng 250g/con, sau 10 tháng tuổi nặng 35 kg.
- Tỷ lệ nạc 37 và tỷ lệ mỡ 28, mùi vị thơm ngon.

Lợn Vân Pa được nuôi tại vùng đồi núi và là đặc sản nổi tiếng.
Lợn Sóc
Lợn Sóc chủ yếu phân bố tại các tỉnh Tây Nguyên và vùng miền núi của các tỉnh Nam Trung Bộ. Giống lợn này có một số đặc điểm như sau:
- Lợn có 3 loại màu sắc chính là mầu đen tuyền, đen lang trắng và màu sọc dưa
- Da dày, mốc, lông dài, lông bờm dài cứng và dựng đứng
- 4 chân nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn.
- Mỗi lứa đạt 6 – 8 con, lợn sơ sinh nặng 0,41 kg, sau 12 tháng tuổi đạt 40 – 45 kg/con.

Giống lợn này được chăn nuôi theo hướng bán lợn thịt đặc sản dân tộc.
Lợn Táp Ná
Giống lợn Táp Ná là giống lợn địa phương của đồng bào dân tộc Bảo Lạc và Thông Nông của tỉnh Cao Bằng. Nó được thuần hóa và nuôi từ rất lâu đời. Ngày nay nó đã được phân bố tại một số huyện khác của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh lân cận.

Đặc điểm lợn Táp Ná:
- Lông và da đều đen, tuy nhiên có 6 điểm trắng, đó là giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi
- Mặt thẳng, đầu to vừa phải
- 2 tai hơi rủ cụp xuống, bụng to nhưng không võng và xệ
- 4 chân to, cao và chắc khỏe.
- Lợn đẻ 7 – 8 con 1 lứa. Cân nặng lúc 45 ngày tuổi đạt > 6 kg. Sau 8 tháng tuổi đạt 52-54 kg.
Giống lợn này thường được nuôi để khai thác đặc sản.
Các giống lợn ngoại
Bên cạnh các giống lợn nội địa thì ngành chăn nuôi cũng đã nhập một số giống lợn ngoại. Mục đích là giúp người chăn nuôi lựa chọn được giống lợn tốt, năng suất cao. Sau đây là một số giống lợn ngoại nhập phổ biến nhất hiện nay.
Lợn Landrace
Đây là giống lợn ngoại có xuất xứ từ Đan Mạch. Giống lợn này cho khả năng sinh sản tốt, từ 10 – 12 con/1 lứa. Ngoài đặc điểm này chúng còn có một số điểm nổi bật như sau:
- Về trọng lượng: Lợn sơ sinh nặng 1,2-1,3 kg/con, lợn đực trưởng thành nặng 270 – 300 kg/con và lợn cái nặng 200 – 230 kg/con.
- Lợn có thể phối giống vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Mỗi năm nó có thể đẻ từ 2,0 – 2,2 lứa.
- Giống lợn này cho khả năng tăng trưởng rất tốt. Sau 6 tháng tuổi đạt 100kg.
- Tỷ lệ nạc cao, khoảng 54-56%.
- Thích nghi kém hơn trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm.

Xem thêm Lợn giống nhập khẩu
Lợn Yorkshire
Đây là một trong số các giống lợn ngoại được ưa chuộng tại Việt Nam. Nó có nguồn gốc từ nước Anh. Một số đặc điểm như sau:
- Lông toàn thân màu trắng có ánh vàng
- 2 tai đứng, mõm dài vừa phải, trán rộng, mặt gãy
- Phần ngực mông cao, vững chắc
- Khả năng sinh sản tốt, nuôi con khéo. Một năm đẻ 2,0 – 2,1 lứa, mỗi lứa đẻ 10-13 con.
- Thích ứng tốt với mọi điều kiện môi trường, chuồng trại.
- Lợn đực nặng 250 – 320 kg/con, lợn cái nặng 200 – 250kg/con.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ nạc 52-55%.

Lợn Duroc
Giống lợn này có nguồn gốc từ Mỹ. Sau đây là một số đặc điểm của nó:
- Thân hình vững chắc, to khỏe.
- Toàn thân là lông màu nâu vàng nhạt đến nâu sẫm
- Bốn chân to khỏe
- Ngực sâu, rộng, mông vai phát triển rất cân đối
- Mõm thẳng, tai to ngắn, 2 tai cụp và gập về trước.
- Giống lợn này có chất lượng thịt tốt, tỷ lệ nạc cao đến 56-58%
- Khả năng tăng trọng nhanh. Lợn trưởng thành thì con đực nặng 300 – 370 kg, con cái nặng 250 – 280 kg.
- Lợn sinh sản kém mỗi lứa đẻ 7 – 8 con, tiết sữa kém.
- Thích nghi không tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Lợn Pietrain
Đây là giống lợn có nguồn gốc từ Bỉ. Đặc điểm của lợn như sau:
- Lông da trắng đan xen đám đen trắng không đồng đều
- 2 tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng
- 4 chân thẳng, vững chãi.
- Phần mông nở, lưng rộng, đùi to
- Chất lượng thịt tốt, đặc biệt là tỷ lệ nạc rất cao. Chiếm 60 – 62%.
- Thích nghi kém ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
- Lợn có khả năng tăng trưởng cao. Con đực nặng 270 – 350 kg/con, lợn cái nặng 220 – 250 kg/con.
- Khả năng sinh sản khá cao, mỗi lứa đẻ 8-10 con.

Lợn Meishan
Đây là giống lợn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc điểm của nó như sau:
- Lông, da màu đen.
- 2 tai rủ, mõm ngắn, da mặt nhăn.
- Lợn tăng trưởng chậm, tỷ lệ mỡ nhiều
- Thịt có mùi thơm ngon rất đặc trưng.
- Khả năng sinh sản rất tốt. Mỗi lứa đẻ từ 15 – 16 con, có khi 20 – 22 con. Một năm đẻ 2 lứa.
- Lợn sinh sản rất sớm, tuổi động dục là 2,5 tháng. Con cái nuôi con rất khéo.
- Trọng lượng lớn so với các giống lợn châu Á khác. Lợn trưởng thành có trọng lượng 61,6 kg.

Vì có khả năng sinh sản tốt, năng suất và chất lượng thịt thơm ngon cho nên nó được dùng làm nái nền rất tốt.
Lợn Hampshire
Giống lợn này có nguồn gốc từ vùng Hampshire của nước Anh. Sau đây là một số đặc điểm nổi bật:
- Lông đen toàn thân và có vành lông trắng vắt qua vai
- Đầu lợn có dáng nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân.
- Vóc dáng chắc chắn và cân đối, khả năng vận động tốt.
- Lợn thích ứng rất tốt với điều kiện chăn thả đồng cỏ.
- Khả năng sinh sản tương đối tốt. Mỗi lứa từ 10-12 con. Mỗi năm đẻ 1,8 – 2 lứa.
- Cân nặng lợn sơ sinh đạt 1,1 – 1,2 kg/con.
- Lợn tăng trưởng nhanh, tăng khoảng 700g/ngày.
- Lợn có tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt.

Lợn lai Landrace và Yorkshire
Đây là giống lợn lai tạo thành công và đã được Viện Chăn nuôi công nhận. Một số dòng giống phổ biến như Y-VCN, L-VCN, D-VCN, Pi-VCN; VCN-01, VCN-02, VCN-03, VCN-04, VCN-05, VCN-06 có năng suất tương đương với các giống lợn nhập ngoại. Điển hình như: số con sơ sinh sống >11 con; số con cai sữa/ổ là 10,5 con; số lứa đẻ/nái/năm là 2,2 – 2,3 lứa.
Lợn lai giữa Pietrain và Duroc
Giống lợn này được lai tạo giữa lợn đực Pietrain và lợn cái Duroc và cho ra đời con lai PiDu. Tuy nhiên hình thức lai này không đảo ngược Pidu vì nái Pietrain nuôi con kém, tiết sữa kém, sinh sản thấp. Con lai PiDu đực rất được nhà chăn nuôi ưa chuộng vì nó đạt tăng trọng xấp xỉ 900 gam/ngày, dày mỡ lưng 11 mm. và khả năng tăng trưởng cao hơn so với đại trà từ 15-20%.
Trên đây là một số các giống lợn nội địa và lợn ngoại được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho người chăn nuôi những thông tin về các giống lợn Việt Nam hữu ích trong lựa chọn giống lợn phù hợp!
Xem thêm: Quy trình và Kỹ thuật nuôi heo nái năng suất cao
Xem thêm: Giá bán xi lanh tự động bao nhiêu tiền 2021
Xem thêm: Chia Sẻ Công Thức Chế Biến Thức Ăn Gia Súc tốt nhất