Một trong các kỹ thuật chăn nuôi gia cầm đang được rất nhiều trang trại áp dụng đó là chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín. Vậy kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cũng như đàn gà trong chuồng trại khép kín này có những ưu điểm nào và nên lưu ý điều gì khi triển khai? Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con mô hình nuôi nhốt gia cầm trong chuồng kín ngay sau đây!

Ưu điểm của kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín
Sở dĩ kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín được ứng dụng rộng rãi là bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích, nâng cao hiệu quả kinh tế:
- Đảm bảo môi trường chăm nuôi luôn ở điều kiện tốt, duy trì sự ổn định cả về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,…
- Có thể giúp giảm lượng thức ăn tiêu thụ, từ đó tiết kiệm tối đa chi phí cho bà con. Trung bình, ở điều kiện khí hậu lạnh, cứ giảm 1 độ C thì gia cầm sẽ tiêu thụ thêm 1.5% thức ăn. Ví dụ, khi nuôi đàn gà mái đẻ, ở nhiệt độ 10 độ C một con gà mái đẻ tiêu thụ 120g thức ăn nhưng ở điều kiện chuồng nuôi kín, 20 độ C thì lại chỉ tiêu thụ 110g nhưng sản lượng trứng lại không thay đổi
- Đảm bảo sản lượng trứng không bị đổi, giữ mức ổn định quanh năm
- Giảm tỷ lệ gia cầm bị chết
- Không cần phải cắt mỏ của gia cầm
- Dễ dàng kiểm soát tình hình dịch bệnh ở gia cầm hơn
- Giúp tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi bởi chuồng kín mật độ nuôi có thể lên tới 30 con/m2, trong khi chuồng mở chỉ là 6 con/m2
- Tiết kiệm nhân lực lao động bởi trung bình một công nhân có thể nuôi và chăm sóc tới 50.000 con gia cầm đẻ
- Giảm thiểu tác động lên môi trường, hạn chế sự ô nhiễm

Những điều cần lưu ý khi thiết kế chuồng kín
Nguyên vật liệu làm chuồng trại
Nên lựa chọn vật liệu phù hợp, chất lượng để làm chuồng. Tốt nhất là vật liệu dùng để làm mái, tường đều là vật liệu cách nhiệt. Còn khung chuồng làm bằng sắt.
Hệ thống thông gió thoáng khí
Khi chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín bà còn cần đặc biệt lưu ý tới việc thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió thoáng khí. Hiện nay có 2 kiểu thông gió là:
- Đưa gió ngoài tự nhiên vào chuồng từ một bên tường và lắp quạt gió ở tường đối diện để hút ra ngoàif
- Sử dụng quạt từ đầu xối chuồng hút gió từ bên ngoài môi trường vào trong chuồng, sau đó thổi gió ra xung quanh tường và nóc chuồng. Bên cạnh đó, quạt cũng sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi gia cầm và đưa không khí sạch từ bên ngoài vào trong đồng thời hút khí bẩn, độc từ bên trong đẩy ra bên ngoài
Trang thiết bị trong chuồng
Cần lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị cho chuồng như:
- Máng ăn
- Máng uống
- Hệ thống ánh sáng
- Kệ nuôi gia cầm (lồng tầng để nuôi gia cầm đẻ)
- Hệ thống di chuyển phân

Tốt nhất bà con nên dùng máng ăn, máng uống tự động để tiết kiệm nhân lực, nguồn nước sạch và hạn chế tình trạng nhiễm dịch bệnh ở gia cầm.
Giá trị kinh tế của kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng khép kín
Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín, tự động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, thậm chí là được đưa vào sử dụng cả tại Nhật. Khi áp dụng kỹ thuật này bà con không cần dùng tới thuốc kháng sinh, thậm chí là vacxin mà gia cầm vẫn có tỷ lệ sống cao, cho sản lượng thịt, trứng tốt lại rất sạch sẽ, an toàn.
Theo chia sẻ từ một chủ trang trại tại Đồng Nai – ông Âu Thanh Long, ông nuôi khoảng 120.000 con gia cầm thịt theo kỹ thuật chuồng kín. Khi so sánh với các phương thức nuôi nhốt chuồng hở thì nuôi chuồng kín cho chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn. Cụ thể:
Tiêu chí | Nuôi chuồng kín | Nuôi chuồng hở |
Khối lượng gia cầm khi 42 ngày tuổi | 2.6kg | 2.4kg |
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng | 1.8kg | 2.1kg |
Tỷ lệ nuôi sống | 97% | 92% |
Tốc độ tăng trọng hàng ngày | 62g | 57g |
Chi phí vacxin, thuốc kháng sinh | 700 đồng/con | 2.000 đồng/con |
Quan trọng nhất là khi nuôi theo kỹ thuật chuồng kín gia cầm có sức tăng trưởng đồng đều, không bị bệnh tật.
Trên đây là các ưu điểm và những điều cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà trong chuồng kín. Nếu bà con cần được tư vấn nhiều hơn về cách triển khai kỹ thuật này có thể liên hệ Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina để được hỗ trợ. Các chuyên gia của Maxi & Mina sẽ tư vấn, hỗ trợ bà con chi tiết, giúp bà con xây dựng mô hình nuôi gà trong chuồng kín hiệu quả, gia tăng hiệu quả, năng suất.
Xem thêm: Kính gà – hướng dẫn cách đeo cho gà
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán kinh tế trong chăn nuôi gà chi tiết