Với mục đích giúp cho gia súc, gia cầm được phát triển tốt nhất, ngoài thức ăn đơn lẻ thì các trang trại còn lên công thức chế biến thức ăn gia súc rất đặc biệt. Đây là biện pháp hiệu quả, mang lại thành phẩm thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho những loại gia súc nhất định. Vậy, công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi như thế nào là chuẩn nhất? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Phân loại nhóm chế biến thức ăn cho vật nuôi
Nhằm cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cho gia súc, bạn cần chia thức ăn thành nhiều nhóm khác nhau, cân đối liều lượng sao cho phù hợp nhất. Thông thường, sẽ được chia thành những nhóm sau:
Thức ăn giàu năng lượng
Nhóm này có giá trị năng lượng cao, chủ yếu sẽ cung cấp năng lượng phục vụ cho các hoạt động đi lại, tiêu hóa thức ăn và hô hấp,… Nó góp phần tạo nên các thành phẩm như thịt, trứng, sữa, hỗ trợ thai phát triển tốt hơn.

Thường nhóm năng lượng này có các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, tấm, cám gạo và các loại củ như sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,…
Thức ăn giàu đạm
Với hàm lượng đạm cao, nhóm thức ăn này tổng hợp và hỗ trợ cung cấp đạm cho cơ thể gia súc. Thông thường, nhóm này có đậu tương, vừng, lạc, khô dầu và các loại động vật như cá, tôm, giun đất, mối,…
Thức ăn giàu vitamin
Sở hữu hàm lượng vitamin cao, quá trình trao đổi chất trong cơ thể của động vật sẽ diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn rất nhiều. Nhóm này có các loại rau, cỏ, lá cây cũng như các loại vitamin công nghiệp khác.
Thức ăn giàu khoáng chất
Nhóm thức ăn giàu khoáng là một trong những công thức trộn thức ăn chăn nuôi không thể thiếu. Chất này nhằm tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác của gia súc. Nó bao gồm bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, trứng, bột xương,…
Bí mật của công thức chế biến thức ăn gia súc
Để trộn công thức chế biến thức ăn gia súc, cần đảm bảo tuân thủ theo kỹ thuật phối trộn để đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Yêu cầu sẽ bao gồm:
- Thức ăn không được có mùi lạ, không bị mốc hoặc sâu mọt
- Đáp ứng đủ 3 loại nguyên liệu để thực hiện phối trộn tốt nhất
- Xử lý các nguyên liệu cần đảm bảo rang chín hoặc nung nóng trước khi băm nghiền
Đặc biệt, phải căn cứ dựa vào số lượng vật nuôi và thức ăn của chúng để tính toán được lượng thức ăn phối trộn chuẩn nhất. Phối vừa đủ để sử dụng trong khoảng thời gian nhất định sẽ tốt hơn so với việc phối quá nhiều và phải bảo quản quá lâu, có thể dẫn tới giảm chất lượng thực phẩm.

Bạn nên thực hiện phối trộn theo cách sau đây: Đổ dàn đều nguyên liệu ra nền khô và sạch, loại nhiều sẽ đổ trước, loại ít đổ sau. Các nguyên liệu có ít thì phải trộn trước với bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng rồi mới trộn đều. Dùng tay hoặc xẻng để trộn lên thật đều, cho vào bao và khâu kín lại, sử dụng dần.
Xem thêm Máy nghiền thức ăn chăn nuôi mini
Một số mẫu công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi
Đối với mỗi loại động vật, gia súc sẽ có sức ăn khác nhau nên công thức và liều lượng vì thế mà không giống nhau. Có thể áp dụng theo một số công thức mẫu chế biến thức ăn gia súc dưới đây.

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn:
Nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn
(tính cho 100kg thức ăn) |
||
Lợn 10- 30kg | Lợn 31- 60kg | Lợn trên 61kg | |
Bột sắn (kg) | 10 | 15 | 15 |
Bột ngô (kg) | 47 | 45 | 42 |
Cám gạo (kg) | 20 | 22 | 28 |
Đậu tương rang (kg) | 16 | 13 | 10 |
Bột cá (kg) | 6** | 4* | 4* |
Bột vỏ sò (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Muối ăn (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Giá trị dinh dưỡng | |||
NLTĐ (kCal/kg TĂ) | 3.039 | 3.027 | 2.979 |
Đạm thô (%) | 17,45 | 13,99 | 13,27 |
Công thức phối trộn thức ăn cho gà:
Loại nguyên liệu | Gà từ 1- 60 ngày tuổi (tỷ lệ %) | Gà từ 61- 150 ngày tuổi (tỷ lệ %) | Gà đẻ
(tỷ lệ %) |
Ngô vàng xay | 46 | 40 | 45 |
Cám gạo | 17 | 23 | 16 |
Tấm gạo | 5 | 6 | 5 |
Khô dầu đậu, lạc | 8 | 7 | 7 |
Tấm nghiền | 0 | 4 | 0 |
Bột cá nhạt | 10 | 8 | 10 |
Đậu tương rang | 12 | 9 | 12 |
Bột sò | 1 | 2 | 3 |
Premix vitamin | 0,5 | 0,5 | 1 |
Premix khoáng | 0,5 | 0,5 | 1 |
Công thức phối trộn thức ăn cho bò:
Nguyên liệu | CT I | CT II | CT III | CT IV |
Bột sắn khô | 80 | 60 | 58,7 | 70 |
Bột ngô, hoặc tấm | 0 | 25 | 9,1 | 9,9 |
Cám gạo | 16,2 | |||
Khô dầu lạc hoặc đậu tương | 12 | 7 | 4,7 | 6,7 |
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) | 1,8 | 3,1 | ||
Rỉ mật | 5 | 5 | 5,5 | 5,8 |
Urê | 1,0 | 1,0 | 2,4 | 2,7 |
Muối ăn | 1,0 | 1,0 | 0,8 | 0,9 |
Bột xương | 1,0 | 1,0 | 0,8 | 0,9 |
Cộng | 100 | 100 | 100 | 100 |
Hướng dẫn bảo quản
Bảo quản bao thức ăn ở những nơi khô thoáng, không quá kín và ẩm ướt sẽ cần được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, không nên sử dụng thực phẩm đã trộn quá lâu, thường dùng trong 7 – 10 ngày sau trộn là hợp lý nhất mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
Đặc biệt, chủ trang trại cần có kế hoạch thay đổi liều ăn và loại thức ăn cho gia súc. Tránh thay đổi đột ngột vì có thể khiến chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.
Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn trong chăn nuôi
Thức ăn trong chăn nuôi có tỉ lệ chuyển đổi tương đối rõ rệt. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:
Ngày chuyển đổi | Lượng thức ăn cũ | Lượng thức ăn cũ |
Ngày thứ nhất | 75% | 25% |
Ngày thứ hai | 50% | 50% |
Ngày thứ ba | 25% | 75% |
Ngày thứ tư | 0% | 100% |
Trên đây là toàn bộ những thông tin Maxi & Mina muốn cung cấp đến cho quý vị về công thức chế biến thức ăn gia súc. Hy vọng có thể giúp ích và giúp quý vị có được quy trình chế biến thức ăn và chăn nuôi00 chăn nuôi và phát triển tốt nhất!
Xem thêm: Hệ thống công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc đạt chuẩn
Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm đặc biệt của Maxi & Mina
Xem thêm: Xây dựng Chuồng Heo Nái Đẻ như thế nào?