Quy trình và Kỹ thuật nuôi heo nái năng suất cao

Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản như thế nào hiệu quả để heo nái đẻ lợn con đẻ ra có chất lượng tốt và cách nuôi heo nái mau lên giống? Đây là điều mà bất kỳ bà con nào đang chăn nuôi heo nái làm giàu cũng đều rất quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con đầy đủ các kỹ thuật nuôi heo nái hiệu quả nhất!

Chia sẻ kỹ thuật nuôi heo nái đúng cách
Chia sẻ kỹ thuật nuôi heo nái đúng cách

Những lưu ý về kỹ thuật nuôi heo nái

Sử dụng giống tốt quyết định 80% thành công

Hiện nay có 2 giống heo chính được chọn để nuôi sinh sản, đó là: 

  • Giống Yorkshire và Landrace thuần
  • Giống heo lai (cha) Yorkshire x (mẹ) Landrace

Cũng có thể sử dụng heo nái lai (cha) Landrace  x (mẹ) Yorkshire nhưng khả năng sinh sản có phần thấp hơn nhưng không nhiều. 

Bà con nên chọn loại heo cái hậu bị có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời phải có sự đánh giá về ngoại hình, sức phát triển trong quá trình nuôi để quyết định giữ lại làm giống hay loại thải. Heo hậu bị khi mua nên chọn con có trọng lượng tối thiểu từ 60kg trở lên. Bà con không nên mua heo nhỏ lúc lẻ bầy để tránh tình trạng phải loại thải nhiều do không đạt yêu cầu. 

Trong quá trình heo sinh sản bà con nên theo dõi cẩn thận, ghi chép lại chi tiết về sức sinh sản, chất lượng heo con qua từng lứa đẻ. Và nếu như các chỉ số không đạt thì bà con cũng nên mạnh tay loại thải và mua heo nái mới để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xem thêm: Lợn giống nhập khẩu

Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một trong các kỹ thuật nuôi heo nái quan trọng đó là có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với heo nuôi sinh sản thì nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ được chi làm 4 giai đoạn, đó là: 

  • Hậu bị
  • Mang thai
  • Nuôi con 
  • Nái khô chờ phối

 

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho heo nái
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho heo nái

Mỗi giai đoạn thì số lượng và thành phần chất dinh dưỡng heo yêu cầu sẽ khác nhau. Nếu bà con cung cấp cho heo lượng thức ăn cho heo trong giai đoạn sinh trưởng không đủ, không phù hợp có thể làm heo bị mất cân đối dinh dưỡng, ảnh hưởng tới hiệu quả sinh sản, chậm lên giống. Thậm chí nguy hiểm hơn là đậu thai ít, heo con chết yểu, sinh non hoặc sinh ra sống nhưng rất yếu. Nếu như trong giai đoạn heo mang thai mà không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng có thể khiến sinh sản kém. Hoặc cũng có thể làm heo nái sau lẻ bầy, chậm lên giống. Nhìn chung, nếu gặp phải tình trạng này đều sẽ khiến bà con tốn kém nhiều chi phí hơn.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho heo bà con có thể sử dụng thức ăn đóng bao chuyên dùng đã được phối trộn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo nái. Trong quá trình chăn nuôi bà còn cần thường xuyên theo dõi và đánh giá thể trạng heo nái, kết quả sinh sản của chúng để có thể điều chỉnh lại lượng thức ăn cũng như bổ sung dinh dưỡng (vitamin, khoán, axit min, men tiêu hóa) nếu cần.

Tạo môi trường tốt

Tạo môi trường sống tốt cũng là một kỹ thuật nuôi heo nái quan trọng nhưng không được nhiều bà con quan tâm. Chuồng nuôi heo cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn: Thông thoáng, sạch sẽ, thuận tiện vệ sinh và xử lý chất thải của heo. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới cả mật độ nuôi heo, độ cao chuồng nuôi, vật liệu xây dựng chuồng tùy thuộc đặc điểm, điều kiện khí hậu mỗi vùng. Ở các vùng nắng nóng nên lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng, trồng cây xanh xung quanh, sử dụng vật liệu cách nhiệt, đào ao gần nơi nuôi,…

Xây dựng môi trường nuôi heo nái tốt
Xây dựng môi trường nuôi heo nái tốt

Áp dụng phương pháp chăm sóc đúng cách

Trong chăm sóc heo nái cần phải tạo được môi trường sống yên tĩnh, hạn chế tối đa các tiếng động, đặc biệt là tiếng động lớn để heo không bị stress, hoảng sợ. Đồng thời cũng không nên chuyển chuồng, xua đuổi hoặc để heo cắn nhất, đặc biệt là ở thời điểm heo mang thai, sinh sản. 

Bà con nên nuôi tách riêng heo bằng chuồng lồng kể từ lúc phối giống, heo hậu bị. Như vậy có thể dễ theo dõi mà lại còn giảm được các tác động khiến heo bị stress. Có thể tiếp tục cách nuôi này cho tới khi heo nái mang thai, sinh và nuôi con, thậm chí là cả khi nái khô chờ phối lại.

Áp dụng quy trình vệ sinh

Việc vệ sinh chuồng trại cũng rất quan trọng. Bà con cần thực hiện đúng theo lịch phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Có biện pháp xử lý chất thải hợp lý. Đồng thời cũng nên kiểm soát cả người lẫn phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi. 

Ghi chú lại dữ liệu mỗi ngày

Trong quá trình nuôi heo nái bà con nên theo dõi thường xuyên và ghi lại dữ liệu mỗi ngày. Đây là một kỹ thuật nuôi heo nái rất quan trọng giúp bà con có thể đánh giá được quá trình sinh trưởng và sinh sản của heo nái, từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc heo và con giống. Ngoài ra, thông qua cách này còn có thể tổng kết được hiệu quả chăn nuôi. 

Những điều cần biết khi nuôi heo nái

Chăm sóc heo trong giai đoạn mang thai

Bước vào tháng tuổi thứ 6 – 8 thì lợn nái đẻ lứa đầu sẽ bắt đầu lên giống. Thời điểm này chúng đã nặng khoảng 80 – 110kg. Tuy nhiên, bà con nên cho heo phối giống ở tháng tuổi thứ 6 khi trọng lượng đạt 90kg trở lên là ;ý tưởng nhất.

Chu kỳ heo nái lên giống là 21 ngày. Khi thấy heo nái có hiện tượng đứng yên cho con nọc phủ (tài dựng đứng) hoặc khi bà còn dùng hai tay đè lên mông heo nái mà chúng cũng có biểu hiện tương tự thì có thể phối giống. Tốt nhất bà con nên tiến hành phối kép, tức phối 2 lần và mỗi lần cách nhau 12 – 24 giờ. 

Cần có chế độ chăm sóc heo nái khi mang thai
Cần có chế độ chăm sóc heo nái khi mang thai

Thời gian heo nái mang thai có thể kéo dài từ 110 – 117 ngày. Ở thời kỳ cuối thai kỳ là lúc thai phát triển nhanh nhất. Bà còn cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho heo nái để chúng có thể nuôi thai và dự trữ cho cơ thể.

Heo nái mang thai vào cuối thai kỳ bà con cần đảm bảo khẩu phần ăn của chúng phải có tối thiểu 5 – 7% chất xơ để giúp chúng không bị táo bón.

Trong khẩu phần ăn của heo nái cũng phải có cả chất khoáng và vitamin. Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng thì heo con sinh ra sẽ bị chậm lớn còn heo nái dễ bị bại liệt. Chỉ khi bà con cung cấp đủ dinh dưỡng heo nái mới khỏe mạnh, kéo dài thời gian khai thác sinh sản và heo con sinh ra cũng cóc sức sống tốt. 

Vào trước ngày mang thai thứ 110 bà con phải chuyển heo nái sang chuồng đẻ nếu như nuôi ở chuồng chung.

Chăm sóc trong giai đoạn đẻ

Kỹ thuật nuôi heo nái trong giai đoạn đẻ đúng cách rất quan trọng nhưng không phải bà con nào cũng thực hiện đúng. 

  • Trước khi chuyển heo nái đẻ tới chuồng đẻ khoảng 5 – 7 ngày còn dọn dẹp và sát trùng sạch sẽ
  • Dùng nước ấm để rửa sạch bầu vú và bụng heo trước khi đưa vào chuồng đẻ
  • Cho heo nái ăn như ở thời kỳ mang thai trong suốt thời gian trước đẻ nhưng nên cho ăn những loại thức ăn giàu chất xơ, nhuận trường
  • Nếu bà con thấy vú heo tiết sữa thì tức là trong khoảng 24 giờ sắp tới heo sẽ đẻ. Cần chăm sóc cẩn thận để giảm tỷ lệ heo con chế trong và sau đẻ. Trung bình heo nái sẽ đẻ từ 30 phút tới 5 tiếng đồng hồ và mỗi con heo con có thể đẻ cách nhau 15 phút, tuy nhiên, cũng có trường hợp cách nhau tới vài tiếng
  • Nếu như trong khi đẻ heo nái có các dấu hiệu: Rặn đẻ yếu, heo nái rặn 30 phút nhưng vẫn chưa đẻ được con tiếp theo, nhau thai chưa ra dù con đã ra hết thì nên tiêm cho heo nái Oxytocin. Nhưng nếu như chưa có con heo con nào được đẻ hoặc heo nái có dấu hiệu rặn đẻ dữ dội nhưng heo con không ra thì bà con không nên dùng Oxytocin mà phải kiểm tra kỹ lại vì có thể do thai bị lệch, ngược, kẹt 
Và cả trong giai đoạn đẻ
Và cả trong giai đoạn đẻ
  • Nếu không có sự trợ giúp thì heo không thể đẻ được bà con mới sử dụng tay để hỗ trợ. Khi hỗ trợ cần phải đeo găng tay dài và dùng dầu thực vật hoặc vaseline trộn cùng kháng sinh để bôi trơn. Sau khi nái sinh con xong cần tiêm kháng sinh
  • Kháng sinh sẽ được tiêm qua cơ bắp của heo nái và đường âm đạo
  • Sau khi sinh nên cho heo con bú sữa đầu của heo mẹ. Sữa đầu sẽ chỉ có trong vòng 24 – 36 giờ kể từ khi sinh con xong. Đồng thời heo con cũng chỉ có thể hấp thu kháng thể trực tiếp thông qua tế bào biểu mô ruột non trong 14 – 24 giờ đầu sau khi sinh. Nếu bà con cho heo con bú sữa mẹ ngay sau khi đẻ cũng sẽ kích thích heo nái mẹ rặn đẻ nhanh hơn và ít bị sót nhau thai

Trên đây là chi tiết về kỹ thuật nuôi heo nái đúng cách. Bà con còn thắc mắc nào về việc nuôi heo nái có thể liên hệ Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina để được tư vấn, hỗ trợ thêm.

Xem thêm: Giá bán xi lanh tự động bao nhiêu tiền 2021

Xem thêm: Chia Sẻ Công Thức Chế Biến Thức Ăn Gia Súc tốt nhất

Xem thêm: Hệ thống công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc đạt chuẩn

Trả lời