Bà con đang muốn mở trang trại chăn nuôi ở nông thôn nhưng không biết cần chuẩn bị những thủ tục và phương án xây dựng trang trại như thế nào? Các bước thực hiện mở trang trại như thế? Vậy thì hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để nắm được chi tiết các thông tin này!

1. Thủ tục mở trang trại chăn nuôi
Dưới đây là chi tiết về thủ tục mở trang trại chăn nuôi theo đúng quy định nhà nước:
Vị trí mở trang trại: Cần đảm bảo vị trí được chọn để xây dựng trang trại phù hợp với quy hoạch và định hướng chăn nuôi và phát triển tại địa phương được đăng tải trên website Sở Nông nghiệp & PTNT của tỉnh
Khoảng cách: Theo đúng quy định, chuồng nuôi, nơi xử lý chất thải phải cách tối thiểu 100m các khu vực dân cư và nguồn nước sinh hoạt, cách tối thiểu 500m các khu công nghiệp, bệnh viện, chợ, trường học, nhà máy chế biến, nơi giết mổ động vật, khu vực xử lý rác thải tập trung
Môi trường: Muốn mở trang trại chăn nuôi còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường và đánh giá các tác động tới môi trường, môi trường chiến lược. Ngoài ra, bà con cũng phải có kế hoạch để bảo vệ môi trường theo như đúng quy định của Chính phủ được đề cập tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 trong Luật Bảo vệ môi trường
Ngoài ra cần phải xin giấy phép chăn nuôi theo quy định.

- Vệ sinh, an toàn: Trang trại chăn nuôi phải tuân thủ đầy đủ điều kiện về vệ sinh y tế hoặc an toàn thực phẩm dựa theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và QCVN 01-79: 2011/BNNPTNT
- Nước: Đối với nước sử dụng trong chăn nuôi phải đáp ứng được những điều kiện quy định trong QCVN 01-39: 2011/BNNPTNT. Còn đối với nước thải từ chăn nuôi cần tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT
2. 5 Bước để mở trang trại chăn nuôi
Để mở trang trại chăn nuôi bà còn không có kinh nghiệm có thể thực hiện tuần tự theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đất xây dựng trang trại
Bà con có thể mua đất hoặc thuê đất để mở trang trại. Tùy thuộc từng phương án lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:
Đất mua:
Ưu điểm:
- Thời gian sử dụng lâu dài và ổn định, có thể lên tới 50 năm với đất nông nghiệp
- Hết hạn sử dụng có thể gia hạn tiếp
- Đất mua có thể dễ dàng sang nhượng, chuyển giao hay thừa kế, cho tặng,…
- Không cần lo lắng tới thời hạn thuê, thời hạn hoàn trả, chi phí thuê tăng theo thời gian
- Nếu có vấn đề phát sinh như nhà nước quy hoạch lại có thể được hưởng đền bù
Nhược điểm:
- Chi phí mua đất cao trong khi diện tích đất để làm trang trại lại lớn, nhất là đất nằm tại khu vực có giao thông, đường điện, đường nước thuận tiện
- Muốn vay vốn ngân hàng bằng đất trang trại phải đảm bảo diện tích từ 2ha trở lên (phía Bắc và duyên hải miền Trung), 3ha trở lên (các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên), 5ha trở lên (các tỉnh phía Nam)
- Khó tiếp cận nếu muốn mua các khu đất thuộc vùng quy hoạch địa phương

Thuê đất:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu vì giá thuê đất làm trang trại thường chỉ dao động từ 15 – 35 triệu/ha (tùy vùng và tùy điều kiện khu đất)
- Dễ dàng chuyển đổi ngành nghề nếu chăn nuôi không thuận lợi
- Có thể xin thuê đất nông nghiệp của nhà nước để mở trang trại chăn nuôi với giá rẻ
Nhược điểm:
- Do bản thân không phải chủ sở hữu đất nên nếu muốn làm gì cũng sẽ cần phải hỏi qua và thống nhất với chủ cho thuê
- Hết hợp đồng chủ cho thuê có thể đòi lại đất hoặc tăng giá cho thuê
- Ngại ngần trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
Bước 2: Hoàn thành các thủ tục xin cấp đất mở trang trại
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ xin cấp đất mở trang trại bà con sẽ nộp lên cho Phòng Tài nguyên môi trường. Nếu hồ sơ thông qua thẩm định thì bà con sẽ nhận được văn bản thẩm định từ cơ quan chức năng trong vòng 30 ngày để lập hồ sơ xin thuê đất, giao đất. Bà con cũng sẽ được chuyên viên của Phòng Tài nguyên môi trường hướng dẫn lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất cũng như thực hiện những nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định đối với nhà nước.
Tiếp theo bà còn tiếp tục trình lên UBND cấp có thẩm quyền để:
- Giao đất, cho thuê đất mở trang trại chăn nuôi
- Ký kết với chủ cho thuê đất hợp đồng thuê đất nếu như đất mở trang trại là đất đi thuê
- Trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hoặc với trường hợp ch thuê đất phải nộp tiền cho thuê đất
Bước 3: Thuê đo vẽ và thiết kế trang trại chăn nuôi
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục hành chính bà con có thể tìm tới đơn vị chuyên nghiệp, có chuyên môn giúp đo vẽ và thiết kế trang trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn.

Bước 4: Xây dựng trang trại
Khi đã có đầy đủ các bản vẽ thiết kế trang trại bà con có thể tiến hành thi công. Những hạng mục đơn giản bà con có thể tự làm. Những hạng mục yêu cầu tính chuyên môn nên thuê đơn vị hỗ trợ uy tín.
Bước 5: Chọn đơn vị cung cấp con giống và thức ăn
Cuối cùng, bà con cần chọn đơn vị chuyên cung cấp con giống mà mình muốn nuôi. Chọn lựa giống cẩn thận và nhập cả thức ăn phù hợp với con giống.
Nếu bà con đang gặp khó khăn trong việc mở trang trại chăn nuôi thì có thể tìm tới với Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina – Đơn vị uy tín, có chuyên môn và thâm niên trong lĩnh vực hỗ trợ xây dựng trang trại, cung cấp dây chuyền chăn nuôi gia súc gia cầm từ khâu chọn giống tới nhà máy giết mổ. Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia giỏi, Maxi & Mina đã giúp rất nhiều bà con xây dựng trang trại chăn nuôi thành công, đúng chuẩn. Đồng thời còn cung cấp con giống, thiết bị máy móc trong chăn nuôi như máy ép viên, máy ấp trứng, máy sấy thức ăn,… cùng thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm được Mãi & Mina cung cấp đảm bảo chính hãng 100% và có mức giá cạnh tranh, ưu đãi cho bà con.
Xem thêm: Số lượng trang trại chăn nuôi lợn hiện nay tại Việt Nam
Xem thêm: Tìm hiểu quy định về xây dựng trang trại chăn nuôi hiện nay
Xem thêm: Thông tin về quy mô trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm