Thông tin về quy mô trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng cần phải đảm bảo đáp ứng quy định về quy mô. Vậy cụ thể, dựa theo quy định mới nhất hiện nay nếu chúng tôi muốn xây dựng trang trại thì quy mô trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bao nhiêu hợp lý? Cần đáp ứng quy định về trang trại chăn nuôi tập trung gì, tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, và gia súc gì?

Tìm hiểu về quy định quy mô trang trại chăn nuôi
Tìm hiểu về quy định quy mô trang trại chăn nuôi

Trả lời:

Trong nội dung của Khoản 3, Khoảng 5 Điều 3 Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 về Luật chăn nuôi do Chính phủ nước ta ban hành đã nói rõ quy mô trang trại chăn nuôi.

Hướng dẫn của chính phủ về quy mô trang trại chăn nuôi

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong lĩnh vực chăn nuôi theo mô hình trang trại trong Nghị định này sẽ được hiểu rằng:

Cơ sở chăn nuôi: Là nơi được sử dụng để nuôi vật nuôi sinh trường, sinh sản. Trong đó, cơ sở chăn nuôi có thể là chăn nuôi nông dân, chăn nuôi trang trại theo quy mô nhỏ, vừa hoặc lớn

Hệ số đơn vị vật nuôi: Đây là một hằng số được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi. Người ta sử dụng hằng số này với mục đích quy đổi trực tiếp từ số lượng gia cầm, gia súc sang đơn vị vật nuôi

Về quy mô chăn nuôi, tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có quy định về trang trại chăn nuôi lớn cụ thể và rõ ràng như sau:

Điều 21. Quy mô chăn nuôi

1.Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ được xác định dựa trên nguyên tắc sau:

a) Dựa vào số lượng đơn vị vật nuôi cùng thời điểm của cơ sở đó để xác định quy mô chăn nuôi.

b) Dựa vào số lượng vật nuôi cùng thời điểm của cơ sở đó để xác định quy mô chăn nuôi của các loại vật nuôi khác.

c) Với những cơ sở chăn nuôi hỗn hợp nhiều loại gia súc, gia cầm, vật nuôi khác nhau thì dựa vào tổng số đơn vị vật nuôi của tất cả các loại gia súc, gia cầm và số lượng từng loại vật nuôi khác để xác định quy mô chăn nuôi.

2. Quy định cụ thể về quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm:

a) Quy mô trang trại chăn nuôi lớn: Phải có tối thiểu 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

b) Quy mô trang trại chăn nuôi vừa: Phải có tối thiểu từ 30 tới dưới 300 đơn vị vật nuôi.

c) Quy mô trang trại chăn nuôi nhỏ: Phải có tối thiểu từ 10 tới dưới 30 đơn vị vật nuôi.

d) Quy mô chăn nuôi nông hộ hay chính là hộ nông dân: Có tối thiểu dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Trang trại chăn nuôi quy mô lớn
Trang trại chăn nuôi quy mô lớn

3. Quy định về quản lý quy mô chăn nuôi:

a) Tại Điều 23, Điều 24 của Nghị định này đã quy định cụ thể về việc quản lý mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

b) Tại khoản 1 Điều 55, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi có quy định cụ thể về các điều kiện chăn nuôi trang trại theo quy mô vừa và nhỏ mà người chăn nuôi cần tuân thủ.

Đối với những trường hợp vi phạm quy định trong chăn nuôi và bị phát hiện thì cơ sở chăn nuôi phải cam kết khắc phục và trong thời hạn 06 tháng đảm bảo điều kiện chăn nuôi, kể từ ngày bị phát hiện vi phạm. Sau đó cần phải gửi tới Sở Nông nghiệp & PTNT tại địa bàn báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp cần thiết, Sở Nông nghiệp & PTNT có thể cử người có trách nhiệm xuống kiểm tra. Tần suất kiểm tra theo quy định là 03 năm/lần đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ.

c) Đối với mô hình chăn nuôi nông hộ cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các yêu cầu, quy định nêu tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.

4. Quy định về hệ số đơn vị vật nuôi:

a) Căn cứ để quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi chính là hệ số đơn vị vật nuôi.

Trong phục lục V được ban hành kèm theo Nghị định này đã quy ddingj cụ thể về hệ số đơn vị vật nuôi và công thức để chuyển đổi từ số lượng vật nuôi qua đơn vị vật nuôi.

Chăn nuôi phải nắm được quy định về hệ số đơn vị vật nuôi
Chăn nuôi phải nắm được quy định về hệ số đơn vị vật nuôi

5. Sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi và hệ số đơn vị vật nuôi

Bộ Nông nghiệp & PTNT cần phải trình Chính phủ xem xét và quyết định nếu muốn sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi và hệ số đơn vị vật nuôi. Xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cần phải tuân thủ đúng trình tự và thủ tục rút gọn.

Dưới đây là Phụ lục V được ban hành kèm theo Nghị định này: 

Phụ lục V

HỆ SỐ ĐƠN VỊ VẬT NUÔI VÀ CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI

(Ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ)


 

1. Hệ số đơn vị vật nuôi:

STT Loại vật nuôi Khối lượng hơi trung bình (kg) Hệ số đơn vị

Vật nuôi

Số đầu con/ ĐVN
I Lợn:      
1 Lợn dưới 28 ngày tuổi 8 0,016 63
2 Lợn thịt:      
2.1 Lợn nội 80 0,16 6
2.2 Lợn ngoại 100 0,2 5
3 Lợn nái:      
3.1 Lợn nội 200 0,4 3
3.2 Lợn ngoại 250 0,5 2
4 Lợn đực: 300 0,6 2
II Gia cầm:      
5 Gà:      
5.1 Gà nội 1,5 0,003 333
5.2 Gà công nghiệp:      
5.2.1 Gà hướng thịt 2,5 0,005 200
5.2.2 Gà hướng trứng 1,8 0,0036 278
6 Vịt:      
6.1 Vịt hướng thịt:      
6.1.1 Vịt nội 1,8 0,0036 278
6.1.2 Vịt ngoại 2,5 0,005 200
6.2 Vịt hướng trứng: 1,5 0,003 333
7 Ngan 2,8 0,0056 179
8 Ngỗng 4 0,008 125
9 Chim cút 0,15 0,0003 3333
10 Bồ câu 0,6 0,0012 833
11 Đà điểu 80 0,16 6
III Bò:      
12 Bê dưới 6 tháng tuổi 100 0,2 5
13 Bò thịt:      
13.1 Bò nội 170 0,34 3
13.2 Bò ngoại, bò lai 350 0,7 1
14 Bò sữa 500 1 1
IV Trâu      
15 Nghé dưới 6 tháng tuối 120 0,24 4
16 Trâu 350 0,7 1
V Gia súc khác:      
17 Ngựa 200 0,4 3
18 25 0,05 20
19 Cừu 30 0,06 17
20 Thỏ 2,5 0,005 200
VI Hươu sao 50 0,1 10

2. Công thức tính:

a) Hệ số đơn vị vật nuôi = Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500.

b) Công thức tính đơn vị vật nuôi thông qua hệ số đơn vị vật nuôi: ĐVN = HSVN x Số con

Trong đó:

  • ĐVN: Đơn vị vật nuôi
  • HSVN: Hệ số vật nuôi

Trên đây là thông tin chi tiết về quy định quy mô trang trại chăn nuôi mà bà con cần nắm được để xây dựng trang trại hợp lý.

Xem thêm: Những điều cần biết về mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp

Xem thêm: Những điều cần biết khi xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi khép kín

Xem thêm: Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt

 

Trả lời