Chăn nuôi gia cầm theo mô hình trang trại dần trở thành xu hướng làm giàu được bà con rất quan tâm. Với những người chưa từng có kinh nghiệm mở trang trại chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, trong bài viết này, Maxi&Mina sẽ giúp bà con biết cách xây dựng mô hình và thiết kế trang trại chăn nuôi gà – một loại gia cầm chủ đạo hiện nay của nước ta một cách hiệu quả nhất. Bà con đừng bỏ qua những chia sẻ thú vị sau đây của chúng tôi nhé!
1. Dự trù kinh phí và quy mô
Khi mở trang trại, bà con nhất định cần phải lên kế hoạch dự trù chi phí. Nếu đáp ứng đủ nguồn vốn thì dự án mới có khả năng triển khai trên thực tế. Nếu không, bà con sẽ gặp cực kỳ nhiều khó khăn trong việc chi trả các chi phí liên quan đến việc xây dựng trang trại.

Khi làm dự trù kinh phí bà con phải tính toán tới các khoản chi phí như chi phí xây dựng chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí điện nước, thuốc thú ý, chi phí nhân công, chi phí khác… Chi phí lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quy mô trang trại là yếu tố chính.
Nếu quy mô các lớn, chi phí cho con giống, trang thiết bị, chuồng trại… sẽ cao hơn quy mô nhỏ. Bà con có thể tham khảo kinh nghiệm mở trang trại chăn nuôi gà của những chủ trang trại khác để biết chi phí tương ứng với quy mô mình muốn xây dựng là bao nhiêu.
2. Chọn mô hình kinh doanh
Hiện nay, có hai mô hình trang trại gà gà là nuôi gà đẻ trứng và mô hình trang trại nuôi gà thịt. Bà con có thể Với gà nuôi lấy trứng, các tiêu chí về chọn giống, nguồn thức ăn, cách chăm sóc sẽ khác với gà thịt. Tùy thuộc vào sự thuận lợi đầu ra của sản phẩm chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai hoặc cả hai hình thức gà đẻ và gà thịt.

3. Chọn địa điểm trang trại chăn nuôi gà
Địa điểm xây dựng trang trại nuôi gà phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực và địa phương. Trước tiên, vị trí đó phải nằm cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học…Đặc biệt, phải ở cuối và cách xa nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong vùng.
Diện tích đất dựng trang trại phải đủ rộng, đáp ứng số lượng con giống mà chủ trang trại muốn nuôi. Đồng thời phải có đủ điều kiện thiết kế mô hình xử lý chất thải để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những vùng lân cận. Nếu gặp khó khăn trong việc tính toán diện tích trang trại chăn nuôi gà, bà con có thể liên hệ Maxi&Mina để được giúp đỡ.

4. Chọn giống gà
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện nay có hai mô hình chăn nuôi gà là gà thịt và gà đẻ trứng. Trong đó, mỗi loại có các tiêu chí chọn giống riêng sao cho phù hợp.
Đối với nuôi gà đẻ trứng
Nước ta có một số giống gà ta thả vườn lấy trứng rất hiệu quả có thể kể đến như:
- Giống gà Ri ở miền Bắc: số lượng trứng trung bình từ 80 – 100/năm, mỗi quả có khối lượng đạt 42 – 43g, gà mái trưởng thành có trọng lượng từ 1,3 – 1,8kg.
- Giống gà Đông Tảo: mỗi năm đẻ trung bình từ 55 – 60 quả, khối lượng trứng từ 55- 75g, trọng lượng trung bình của gà mái trưởng thành đạt 2,5 – 3kg.
- Gà Rốt đỏ: sản lượng trứng đạt được mỗi năm khoảng 240 quả, là loại cho năng suất trứng tốt nhất so với các giống gà ở Việt Nam hiện nay.
- Một số giống gà ta đẻ trứng tốt có thể kể đến như Gà Hồ, gà Mía, Gà Phù Lưu Tế…
Nếu chọn gà giống từ giai đoạn gà con, bà con nên chọn những cá thể có sự phát triển đồng đều về trọng lượng, kích thước cơ thể. Gà con mắt sáng, nhanh nhẹn, không bị ốm yếu, khô chân, xệ cánh…

Nếu chọn gà mái ở giai đoạn đẻ thì nên lựa chọn những cá thể trọng lượng trên 1kg có:
- Mòng đỏ, ngoại hình đẹp
- Bộ lông mượt mà, thân hình gọn, nhanh nhẹn, bụng lớn
- Hậu môn mở rộng, xương chậu và niêm mạc hậu môn mở rộng.
- Mái đẻ sai, năng suất trứng phải đạt từ 180 quả trứng.
Đối với hình thức nuôi gà lấy thịt
Nếu có ý định nuôi gà lấy thịt thì bà con có thể tham khảo một số giống gà như gà ta, gà hồ, gà tam hoàng … Một số giống gà nhập ngoại cho năng suất tốt cũng được nhiều bà con lựa chọn. Giống gà cho thịt nổi tiếng nhất là gà Cornish Cross với trọng lượng trung bình/ cá thể trưởng thành là 5.5kg với gà trống và 3.6kg với gà mái. Các giống gà lấy thịt nổi tiếng khác có thể kể đến như gà Delaware, Jersey Giant và Red Ranger
Khi chọn gà, lựa chọn con nhìn nhanh nhẹn, linh hoạt, bụng gọn; không xệ cánh, không ốm yếu, dị tật. Chọn con có trọng lượng từ 30 – 35 gam, tương ứng với 1 ngày tuổi là dễ nuôi nhất. Mô hình nuôi gà lấy thịt là nguồn cung cấp thịt tươi dồi dào cho các nhà máy chế biến, cửa hàng cung cấp thực phẩm. Nếu áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật chăm sóc, gà có thể đạt được trọng lượng giết mổ trong vòng 2 tháng.
5. Xây dựng trang trại chăn nuôi gà
5.1 Xây dựng chuồng trại
Bà con nên dựa vào hình thức nuôi, giống gà nuôi… để xây dựng kiểu chuồng phù hợp. Có 3 hình thức nuôi gà phổ biến là chăn thả, bán chăn thả, nhốt kín trong chuồng. Mỗi hình thức nuôi đều sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Nếu phân vân chưa biết chọn mô hình nuôi gà nào bà con có thể tham khảo những ý kiến tư vấn từ các chuyên gia nông nghiệp.

Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì chuồng trại nuôi gà cũng cần đảm bảo các yếu tố như cao ráo, dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt. Mái lợp nên chọn vật liệu là tôn lạnh để đảm bảo che nắng mưa tốt nhất mà độ bền lại cao, giúp tiết kiệm chi phí tu sửa sau này. Xung quanh chuồng, bà con nên xây tường lửng cao khoảng 40cm, căng thêm lưới thép để đảm bảo độ thông thoáng, ánh sáng tự nhiên, đồng thời dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ giữ ấm cho gà vào mùa đông, che nắng, che mưa khi cần thiết.
Chia chuồng thành nhiều ngăn, nhiều ô để dễ quản lý đàn gà, nhất là gà sinh sản. Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng gà. Mật độ thích hợp khi nuôi gà sinh sản hướng lấy thịt là 3 – 3,5 gà/m2 nền, gà lấy trứng là 4,5 – 5 gà/m2 nền, gà thịt công nghiệp là 8 – 10 gà/m2 nền…

Khu chăn nuôi phải ở đầu hướng gió, tách biệt với khu ở và sinh hoạt. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, thì trang trại chăn nuôi gà nên quay về hướng Đông Nam, trên vị trí cao ráo, thoáng mát. Không nên xây chuồng gà chung với chuồng gia súc, gia cầm khác để chúng có thể phát triển tốt nhất, dễ kiểm soát nếu xảy ra dịch bệnh.
5.2 Sắm sửa trang thiết bị
Dưới đây là một số trang thiết bị mà bà con cần phải trang bị cho trang trại chăn nuôi gà của mình:
- Máng ăn, uống: Đối với gà con được khoảng 5 ngày tuổi thì nên sử dụng các loại máng ăn nhỏ. Với gà từ 2 tuần tuổi trở lên mới sử dụng máng ăn loại treo. Máng uống thì cần dùng loại treo, đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong chuồng.
- Hệ thống điện sưởi ấm: Nếu nuôi gà con, bà con nên trang bị đầy đủ hệ thống sưởi ấm để gà không bị lạnh vào mùa đông. Loại đèn sưởi phù hợp là 75W.
Ngoài ra, tùy thuộc vào việc bà con nuôi gà đẻ hay gà thịt mà lựa chọn thêm các thiết bị cần thiết cho quá trình chăn nuôi của mình. Có thể kể đến như thùng gỗ thưa, khay đựng trứng, lò ấp, ổ đẻ, thiết bị chiếu sáng, hệ thống xử lý chất thải.

6. Chăm sóc gà nuôi
Nguồn thức ăn
- Sử dụng nguồn thức ăn từ nông nghiệp như gạo, thóc, ngô, khoai… nghiền nhỏ thành dạng cám hoặc nguyên hạt
- Cho gà ăn thêm các loại rau xanh, bèo tây, rau muống để cung cấp thêm chất xơ, khoáng cho gà. Đặc biệt bà con có thể băm nhỏ thân cây chuối cho gà ăn càng tốt.
- Với gà đẻ trứng, bà con nên bổ sung thêm cho gà hàm lượng protein cần thiết, khoảng 1,5 – 2%
- Cho gà ăn thêm các loại bột từ vỏ ốc, vỏ sò để tăng khả năng đẻ của gà mái.
- Bổ sung thêm canxi cho gà mái đẻ trứng bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền nhỏ bằng máy nghiền ốc và cho gà ăn.
- Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày của gà.

Cách chăm sóc
- Gà 1 tháng tuổі là có thể cho rời khỏi lồng úm và thả vườn. Nên thả gà ra vào thời điểm mặt trời đã lên cаo và cho gà vào chuồng vào thời điểm mặt trời lặn. Tránh để gà bị sương muối vào mùa đông, dễ gây bệnh cho gà.
- Thay nước cho gà khoảng 2 ngày/lần, nếu nước bị đục, bẩn thì phải thay thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Vệ ѕinh khu vực chuồng trại thường xuyên.
- Bà con chú ý tiêm phòng các loại vacxin cho gà theo đúng lịch trình của bộ nông nghiệp. Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của gà để có biện pháp xử lý kịp thời khi có các dấu hiệu bệnh dịch xảy ra.
7. Thu hoạch và phân phân phối sản phẩm
Gà sau khi đạt trọng lượng yêu cầu hoặc bắt đầu đẻ trứng thì cần có đầu ra để tiêu thụ. Vì thế, bà con cần chủ động liên hệ với hợp tác xã dịch vụ, các đơn vị chuyên chế biến gà thịt và trứng gà để đảm bảo nguồn đầu ra được ổn định và thuận lợi kinh tế cho trang trại chăn nuôi gà.
8. Phát triển, mở rộng trang trại chăn nuôi gà
Để đảm bảo kinh doanh có lãi, bà con nên ghi chép doanh số bán hàng, phát triển kinh doanh và tổn thất tài chính một cách cụ thể chi tiết. Xác định xem việc kinh doanh lãi hay lỗ để điều chỉnh, cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm nâng cao lợi nhuận. Trước khi nhập đàn gà mới thì cần xử lý, khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết mà Maxi&Mina muốn chia sẻ cho những bà con đang có kế hoạch xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gà. Nếu có nhu cầu được tư vấn cụ thể hơn, thực tế với từng địa phương khác nhau, bà con có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
- Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina
- Địa chỉ: Số 6 đường D5, khu biệt thự Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Email: info@ChanNuoi.Tech
Xem thêm: Giới thiệu vai trò các loại máy chế biến thức ăn trong dây chuyền
Xem thêm: Mô hình trang trại chăn nuôi dê hiệu quả siêu lời
Xem thêm: Chăn nuôi trang trại giải pháp phát triển bền vững