Kinh nghiệm cách nuôi gà không bị bệnh giúp lớn nhanh

Nuôi gà là một trong những hình thức chăn nuôi được rất nhiều bà con lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nuôi gà không bị bệnh và cách nuôi gà con ít chết cần phải chú ý những gì? Nội dung bài viết sau đây của Maxi & Mina sẽ giúp cho bà con có thêm kinh nghiệm cách nuôi gà không bị bệnh mà chóng lớn

Công việc cần chuẩn bị

Có ba công việc mà bà con cần cân nhắc tính toán khi nuôi gà bao gồm chọn giống, làm chuồng và tính toán mật độ nuôi.

Chọn lựa gà giống

Giống gà là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả nuôi gà. Nếu nuôi gà với mục đích lấy thịt thì nên chọn gà Đông Tảo, gà Tam Hoàng, gà Tàu Vàng là hợp lý nhất. Tốt nhất, bà con nên chọn gà ở những cơ sở, trang trại uy tín, có thương hiệu.

Những lưu ý khi chọn gà giống:

  • Chỉ chọn những con mắt sáng, lông mịn mượt, chân mập mạp và săn chắc, cánh và đôi gà áp sát vào phần thân. 
  • Chọn những con gà con có khối lượng khoảng 35 đến 36g, thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh.
  • Không chọn những con ốm yếu, dị tật, hở rốn để đảm bảo lứa gà mới lớn nhanh và không bị bệnh.

Mỗi loại giống gà có mức giá khác nhau thay đổi theo từng thời điểm, địa phương, trang trại. Bà con nên lựa chọn thời điểm cũng như cơ sở bán gà giống uy tín để tiết kiệm chi phí và giúp việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Lựa chọn gà giống khỏe mạnh, không bị dị tật để chăm sóc dễ dàng và nhanh lớn
Lựa chọn gà giống khỏe mạnh, không bị dị tật để chăm sóc dễ dàng và nhanh lớn

Làm chuồng nuôi

Chuồng trại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gà cũng như hiệu quả chăn nuôi. Vì thế, bà con cần lưu ý một số điều sau đây khi thiết kế chuồng nuôi gà.

  • Đặt chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa những khu vực có nguồn nước ô nhiễm để không làm lây bệnh truyền nhiễm cho gà.
  • Nên lợp mái của chuồng gà tôn lạnh và lát nền bằng xi măng hoặc bê tông là tốt nhất. Ngoài ra, có thể làm sàn bằng vật liệu đơn giản như tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, vệ sinh dễ dàng.
  • Cửa chuồng gà nên đặt ở hướng đông nam bởi hướng này thông gió tốt
  • Bao quanh tường rào bằng tre gỗ, lưới nilon, lưới B40 để tránh gà bay ra ngoài. Tối đến, bà con nên bắt gà vào chuồng để tránh gà bị con vật khác bắt, sương muối, mưa…
  • Rèm che tốt nhất là bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… để hạn chế mưa nắng tác động đến đàn gà.
  • Trong mô hình nuôi gà, chuồng nuôi nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. đồng thời thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi.
Chuồng gà cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ
Chuồng gà cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ

Tính toán mật độ nuôi

Muốn gà nhanh lớn thì xây dựng chuồng sao cho kích thước phù hợp với mật độ gà định nuôi. Nếu mật độ quá dày thì gà không có không gian để phát triển tốt, dễ sinh các loại bệnh. Nếu mật độ quá thưa thì sẽ tốn diện tích, không tận dụng được không gian cho chăn nuôi.

Mật độ nuôi được hiểu là số con gà trên một đơn vị diện tích chuồng nuôi. Mỗi 1 mét vuông chỉ nên nuôi từ 6 đến 8 con là thích hợp nhất. Như vậy 100 mét vuông thì có thể nuôi được 600-800 con gà con. Nếu tăng mật độ lên 9 – 12 con trên mét vuông thì không gian sẽ chật chội, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi của trang trại.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng

Các kỹ thuật nuôi gà tưởng chừng như rất khó và phức tạp. Tuy nhiên, qua những gợi ý sau đây của chúng tôi, bà con sẽ cảm thấy rất đơn giản và dễ thực hiện.

Thức ăn cho gà

Gà con và gà trưởng thành cần có hai loại máng ăn khác nhau. Với gà con thì chuẩn bị loại bé để gà có thể lấy được thức ăn dễ dàng. Loại gà trưởng thành thì nên dùng loại máng lớn, đảm bảo cho gà lấy được đủ lượng thức ăn.

Bà con có thể cho gà ăn cám công nghiệp, các loại hạt như gạo tấm, ngô hoặc các loại rau cỏ đều được. Thức ăn cho gà cần đảm bảo cung cấp đủ đạm, khoáng, vitamin cho gà phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng.

Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà
Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà

Bà con nên lưu ý kiểm tra máng ăn cho gà thường xuyên để bỏ thức ăn hư hỏng, thay thức ăn và nước uống cho gà hàng ngày. Lưu ý, không nên cho gà ăn các loại thức ăn bị mốc, có dấu hiệu không thể sử dụng được để tránh các độc tố tích tụ trong cơ thể gà. Ví dụ, lạc mốc là loại hạt bà con tuyệt đối không được cho gà cũng như các loại động vật khác ăn.

Vì trong lạc mốc có độc tố Aflatoxin cực bền với nhiệt, không bị phân hủy khi nấu chín thịt. Khi con người ăn thịt vào gián tiếp đưa độc tố này vào cơ thể, tăng nguy cơ gây ung thư gan.

Cách chăm sóc gà

Chăm sóc gà như thế nào để nhanh lớn, không bị bệnh là thắc mắc của không ít bà con gửi về cho chúng tôi. Muốn gà phát triển tốt thì chế độ chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, bà con phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Nếu mùa đông thì nên dùng đèn để sưởi ấm cho gà, quây kín chuồng để tránh gió lùa, mùa hè thì nên tạo sự thông gió, thoáng mát cho chuồng nuôi để gà không bị ngột ngạt vì nóng.

Ánh sáng trong chuồng nuôi phải cần phải đảm bảo. Ban ngày thì nên để chuồng có ánh sáng tự nhiên, ban đêm thì dùng đèn để cung cấp ánh sáng nhân tạo cho chúng. Không những vậy bà con phải thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khử trùng thường xuyên để gà không bị các loại bệnh truyền nhiễm.

Một lưu ý quan trọng nữa khi nuôi gà đó là tiêm vắc-xin đầy đủ cho gà để phòng tránh các loại dịch bệnh nguy hiểm, gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến kinh tế cho gia đình. Sau mỗi lứa gà cần dọn dẹp khử trùng chuồng nuôi rồi mới tiến hành nuôi gà tiếp.

Chế độ dinh dưỡng

Mỗi giai đoạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bà con cần đặc biệt lưu ý đến loại thức ăn mình sử dụng có đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà hay không. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn dành cho gà tương ứng với từng giai đoạn khác nhau.

Do đó bà con chỉ cần chú ý theo dõi chế độ ăn cũng như độ tuổi và tốc độ sinh trưởng phát triển của gà để chọn loại thức ăn phù hợp là được.

Sử dụng đa dạng nguồn thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà
Sử dụng đa dạng nguồn thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà

Bà con cũng có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho gà theo độ tuổi như sau:

Giai đoạn gà từ 1 đến 20 ngày tuổi

Gà này ở giai đoạn mới nở, thường ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày. Lúc này, bà con phải lựa chọn loại thức ăn có kích thước nhỏ, rải đều, mỏng ra khay để gà có thể ăn dễ hơn. Ngoài ra, bà con nhớ nên để máng uống cạnh máng ăn để gà không bị khát, bởi gà con quá bé sẽ chưa biết đi tìm nước uống.

Đặc biệt, với xu hướng sử dụng thức ăn cám công nghiệp sẽ rất cần nước để chương nở, tiêu hóa. Nếu để gà khát nước thì rất dễ chết.

Loại máng uống cho gà con ở giai đoạn này là loại có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Bà con nên lắp đặt máng uống cao hơn chuồng trại khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn, thay nước hàng ngày.

Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi

Đối với giai đoạn này, thức ăn nuôi gà có thể kết hợp thêm các loại hạt và rau xanh để gà có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đây được xem là giai đoạn gà phát triển với tốc độ nhanh. Loại máng ăn bà con nên sử dụng là loại máng trung P30 và P50 cho từng ngày tuổi tương ứng.

Máng ăn phải được treo cao ngang so với lưng gà, mỗi ngày cho gà ăn 3 lần là hợp lý. Đối với máng uống, bà con nên chọn loại có dung tích 4-8 lít nước. Đủ đáp ứng cho khoảng 100 con.

Giai đoạn cho gà thịt

Đây là giai đoạn cần cung cấp lượng thức ăn lớn nhất cho gà, khối lượng cần phải tăng lên gấp đôi, bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm để gà nhanh lớn và chắc thịt hơn. Ngoài ra, cần đảm bảo lượng nước uống mỗi bữa, điều chỉnh cân đối giữa tỷ lệ thức ăn và nước uống.

Phòng bệnh cho gà

  • Chuồng nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, sạch sẽ. 
  • Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc hay hỏng. 
  • Nước uống cần an toàn, không nhiễm độc tố, các hóa chất có hại, cần thay nước uống thường xuyên cho gà 
  • Tuân thủ nghiêm quy trình phòng bệnh cho gà và các quy định tiêm vắc-xin của chính quyền địa phương để có những lứa gà khỏe mạnh, không dịch bệnh và trị bệnh khi cần
Tiêm phòng vacxin định kỳ đầy đủ cho gà
Tiêm phòng vacxin định kỳ đầy đủ cho gà

Lợi ích kinh tế của nuôi gà nhốt chuồng

Nuôi gà nhốt chuồng là một trong những hình thức được rất nhiều bà con nông dân lựa chọn vì tính tiện lợi của nó. Dưới đây là những ưu điểm của việc nuôi gà nhốt chuồng mà bà con có thể tham khảo.

  • Mô hình nuôi gà chuồng có thể áp dụng trang trại hay hộ nuôi đều rất tiện lợi.
  • Bà con dễ dàng quản lý đàn gà hơn nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi gà chuồng. Hơn nữa, hình thức này cũng hạn chế được việc lây nhiễm dịch bệnh cho gà, tránh gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con.
  • Đảm bảo được môi trường sống tốt nhất cho gà khi bà con cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc tốt
  • Bà con có thể chủ động trong việc điều chỉnh mật độ, số lượng gà nuôi cũng như điều kiện môi trường. Đặc biệt, việc nuôi gà chuồng còn hạn chế việc gà bị mất, chết mà bà con thường gặp phải.
  • Những gia đình có mong muốn nuôi gà lấy trứng thì nuôi chuồng là lựa chọn hợp lý nhất để thu trứng, tránh việc gà đẻ linh tinh, gây thất thoát.

Tổng kết

Chăn nuôi gà là một trong những hình thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi gà không bị bệnh, nhanh lớn và khỏe mạnh. Hi vọng rằng, với những thông tin bổ ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đã giúp ích được cho bà con trong việc nuôi gà chuẩn kỹ thuật chuyên gia.

Nếu có những kinh nghiệm, cách nuôi gà không bệnh hay và bổ ích, bà con có thể chia sẻ cho chúng tôi để mọi người cùng tham khảo nhé!

Mọi thắc mắc, bà con có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn, giải đáp:

  • Công ty TNHH thiết bị chăn nuôi Maxi & Mina
  • Địa chỉ:Số 6 đường D5, khu biệt thự Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 03 757 768 03

Xem thêm: Kỹ thuật Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Gia Cầm hiện đại

Xem thêm: Kỹ Thuật Cắt Mỏ Gà bằng thủ công và máy công nghiệp

Xem thêm: Tổng hợp các loại máng ăn cho gà thông minh

Trả lời